Hai thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị điều tra TikTok về 'thu thập dữ liệu người dùng'

Hai thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị điều tra TikTok về 'thu thập dữ liệu người dùng'

tháng 8 15, 2020
TTO - Sau khi báo Wall Street Journal (WSJ) đăng thông tin TikTok sử dụng công cụ ngầm theo dõi dữ liệu người dùng, hai thượng nghị sĩ Mỹ đã kiến nghị cơ quan quản lý liên bang vào cuộc điều tra.



Hai thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, ông Jerry Moran (trái) và ông John Thune đang kiến nghị Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) điều tra về việc thu thập dữ liệu người dùng của ứng dụng chia sẻ video TikTok - Ảnh: ZUMA PRESS

Theo báo WSJ, hai thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, ông Jerry Moran và ông John Thune, ngày 13-8 đã gửi thư kiến nghị lên ông Joseph Simons, chủ tịch Ủy ban Thương mại liên bang (FTC).


Trong thư, hai thượng nghị sĩ yêu cầu FTC tiến hành "điều tra về hoạt động thu thập dữ liệu người dùng và quá trình xử lý dữ liệu của TikTok vì họ có liên quan tới những cáo buộc và các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây hại khác với người dùng".

Kiến nghị của hai ông Jerry Moran và John Thune được gửi lên FTC sau khi báo WSJ ngày 11-8 công bố bài viết chỉ ra việc ứng dụng này đã ngấm ngầm thu thập dữ liệu của hàng triệu người dùng bằng cách thức có vẻ đã vi phạm chính sách quy định của Google.

Trong bài báo đó, WSJ cho biết ứng dụng TikTok thuộc sở hữu của công ty ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh đã "lách qua" một công cụ bảo vệ quyền riêng tư trong các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android của Google để thu thập địa chỉ MAC (Media Access Control: kiểm soát truy cập phương tiện truyền thông của máy tính) từ hàng triệu thiết bị di động. 

Đó là mã số định danh toàn cầu duy nhất được nhà sản xuất gán cho từng phần cứng mạng.

Việc thu thập mã số định danh này thường được sử dụng cho mục đích quảng cáo online, nhưng cũng cho phép bên thu thập theo dõi các hoạt động trên mạng của người dùng mà không được họ cho phép.

"Mặc dù chúng tôi hiểu và nhận thức rõ những lo ngại khác về an ninh quốc gia đã đặt ra cho tới nay với TikTok, song mục đích của cuộc điều tra này là nhằm nêu rõ mối quan tâm cụ thể về hoạt động được nhấn mạnh trong các bài báo được đề cập", thư của hai thượng nghị sĩ viết.

Báo WSJ cho biết TikTok đã thu thập địa chỉ MAC trong ít nhất 15 tháng, kết thúc với phiên bản cập nhật phát hành vào ngày 18-11 năm ngoái khi công ty mẹ ByteDance bị chính quyền Washington rà soát gắt gao. https://dautusieuloinhuan29.com/cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam

Các thượng nghị sĩ cũng yêu cầu FTC điều tra xem TikTok hiện đã dừng thu thập những mã số định danh toàn cầu duy nhất này chưa.
Mỹ - Trung toan tính thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung toan tính thỏa thuận thương mại

tháng 8 12, 2020
TTO - Trung Quốc đang dịu giọng trước cuộc gặp tiềm năng với phái bộ Mỹ dự kiến ngày 15-8 xung quanh thỏa thuận thương mại. Nhưng Bắc Kinh hiểu Washington cũng có áp lực rất lớn.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trong một cuộc đàm phán thương mại - Ảnh: Bloomberg

Chúng tôi đã tạo ra thỏa thuận giai đoạn 1 và đó là một thỏa thuận tuyệt vời. Tuy nhiên, thỏa thuận này lại hóa ra nhỏ bé trong tổng quan nhập khẩu hàng hóa.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ngày 10-8

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tại cuộc họp báo ngày 10-8 (giờ Mỹ) tuyên bố đến cuối năm 2021 các công ty Trung Quốc và nước ngoài sẽ bị loại khỏi các sàn chứng khoán Mỹ nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn của nước này.

Bắc Kinh cẩn trọng

Cuộc gặp dự kiến ngày 15-8 được cho sẽ xoáy vào hai điểm chính: rà soát lại thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" sau 6 tháng cam kết và nêu ra những thách thức đang nổi lên ảnh hưởng tới một thỏa thuận tiếp theo.-Đằng sau sự thật "Công ty bất động sản Nhật Nam lừa đảo, có dự án ma"

Phát biểu của ông Mnuchin là một trong những diễn biến có thể "làm nóng" cuộc gặp trực tuyến tiềm năng tới đây, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang căng thẳng trên nhiều mặt, từ sự cố lãnh sự quán Houston, Biển Đông, Đài Loan cho tới tình hình Hong Kong tuần này.

Phía Trung Quốc dường như đã có sự chuẩn bị đầy đủ ít nhất về mặt thái độ cho cuộc gặp. Nói như Hoàn Cầu thời báo (Global Times) thì "trong một tình huống tế nhị như hiện nay, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nhân cuộc gặp hiếm hoi tới đây để tái khẳng định lập trường lâu dài rằng Mỹ phải ngừng sử dụng lời lẽ và hành vi hung hăng nhắm vào Trung Quốc, nhằm tạo ra một môi trường tốt hơn cho thỏa thuận giai đoạn 1 và hợp tác Mỹ - Trung nói chung".

Các chuyên gia Trung Quốc được trích dẫn trên Global Times cũng nhấn mạnh rằng Mỹ phải trân trọng vấn đề thương mại, cái mà họ cho là lĩnh vực duy nhất hai bên vẫn còn dư địa hợp tác và tránh một cuộc đối đầu toàn diện.

Để thể hiện thiện chí tạo ra môi trường tốt cho đàm phán, Trung Quốc được cho đang kiềm chế trước những căng thẳng gần đây. Bloomberg lấy ví dụ phân tích rằng Trung Quốc đã không phản ứng thái quá trước các hành động dễ chọc giận Bắc Kinh như cấm TikTok hoặc cử quan chức cao cấp nhất của Mỹ trong 40 năm qua tới thăm Đài Loan, gặp gỡ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đầu tuần này.
3 nguyên tắc của Bill Gates sẽ thay đổi hoàn toàn cách đọc sách của bạn

3 nguyên tắc của Bill Gates sẽ thay đổi hoàn toàn cách đọc sách của bạn

tháng 8 09, 2020
Việc tuân theo các nguyên tắc của Bill không phức tạp, tốn thời gian hay mệt mỏi. Ngược lại những nguyên tắc này làm cho việc đọc sách trở nên thú vị và đáng giá.

Đọc sách cho phép bạn tiếp cận với những bộ não thông minh nhất trên trái đất. Học hỏi từ những người vĩ đại nhất là cách nhanh nhất để trở nên khỏe mạnh, giàu có và khôn ngoan.

Charlie Munger, tỷ phú tự thân, đồng thời là đối tác kinh doanh lâu năm của Warren Buffett, từng nói rằng ông chưa từng gặp người khôn ngoan nào mà không đọc sách. Không, không một ai.

Tuy nhiên, việc đọc sách không khiến bạn trở thành một người tốt hơn. Bạn có thể đọc 52 cuốn sách một năm mà chẳng thay đổi gì cả. Nội dung của cuốn sách và cách bạn đọc nó mới là điều giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển trí óc.

Tôi duy trì thói quen 1 tuần đọc 1 cuốn sách trong hơn hai năm nay và tiếp tục tìm cách cải thiện khả năng đọc của mình. Gần đây, tôi đã nghe Bill Gates chia sẻ những bài học miễn phí nhưng vô giá về cách ông ấy đọc sách.

Dưới đây là ba phương pháp đọc hàng đầu của ông và cách áp dụng chúng:

1. Ghi chú bên lề

Trong một thế giới toàn những thứ gây phiền nhiễu như ngày nay, bạn có thể dễ dàng đánh mất đi sự tập trung của mình với tốc độ ánh sáng. Nếu điện thoại nằm trong tầm với, bạn sẽ dễ dàng bỏ đi nhiệm vụ mình đang làm dang dở mà thậm chí không nhận ra.

Ghi chú bên lề cuốn sách là một cách đơn giản nhưng hiệu quả. Với một cây bút trên tay, bạn sẽ xem cuốn sách trước mắt là tùy chọn mặc định của mình. Bạn sẽ thấy mình tập trung suy nghĩ hơn.

Hơn nữa, việc viết nguệch ngoạc trên các trang giấy sẽ giúp bạn dễ ghi nhớ những gì mình đã đọc hơn. Lúc đó, bạn sẽ liên kết kiến thức mới với những gì mình đã biết. Điều này giúp bạn suy nghĩ kỹ hơn về những điều mà sách nói đến.

Gates luôn đặt mục tiêu liên kết kiến thức mới với những gì ông đã biết. Nếu ông không đồng ý với những gì mà sách viết, ông thậm chí ghi chú còn nhiều hơn nữa:

"Nếu tôi không đồng ý với một cuốn sách, đôi khi tôi phải mất rất nhiều thời gian để đọc cuốn sách đó vì tôi viết quá nhiều thứ bên lề cuốn sách. Kiếu rất khó chịu. Vui lòng nói điều gì đó mà tôi đồng ý để tôi có thể hoàn thành cuốn sách này nhanh chóng."

Áp dụng như thế nào:

Cầm bút trên tay trước khi bạn mở cuốn sách ra đọc. Hãy gạch bỏ những gì bạn không thích và viết ra điều bạn cho là đúng. Ghi lại một câu hỏi nếu ý trong sách không rõ ràng. Viết nguệch ngoạc suy nghĩ của bạn ra bên lề và liên kết những gì bạn học được với những gì bạn đã biết.

Làm thế nào để có thể liên kết những con chữ trong sách với kinh nghiệm riêng của mình?

Bạn có thể thêm vào ví dụ nào để phản biện với ý kiến của tác giả?

Bạn có bất kỳ quan điểm nào để chứng minh không?

Bạn sẽ sớm nhận ra rằng ghi chép không chỉ giúp bạn tập trung mà còn ghi nhớ những gì bạn đã đọc. Bạn viết càng nhiều, bạn nhớ càng nhiều.

Trong lý thuyết học, cách ghi nhớ mọi thứ này được gọi là "nhẩm lại ý nghĩa" (elaborative rehearsal). Bạn tạo mối liên hệ giữa thông tin mới trong sách và thông tin bạn đã biết. Bạn càng trình bày chi tiết hoặc càng cố gắng hiểu điều gì đó, bạn càng có nhiều khả năng lưu giữ thông tin mới này trong bộ nhớ dài hạn của mình.

2. Đọc cho hết cuốn sách

Nguyên tắc thứ hai của Gate rất đơn giản: đọc cho đến cùng.

Bạn phải đọc từng trang một. Ông nói:

"Đó là quy tắc của tôi để tôi có thể đọc hết 1 cuốn sách."

Nghiêm túc ư? Bạn nên bỏ qua nguyên tắc này vì những chuyên gia về năng suất khuyên bạn không nên đọc hết một cuốn sách dở. Hãy cẩn thận.

Bill không khuyên bạn nên đọc hết một cuốn sách dở ẹc.

Thay vào đó, quy tắc của ông nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc cân nhắc 1 quyển sách trước khi bắt đầu đọc nó. Cân nhắc xem cuốn sách đó có đáng để bạn bỏ thời gian hay không.

Làm như vậy, bạn sẽ hình thành thói quen đọc có chủ đích như Bill Gates. Bởi vì quy tắc của ông là phải đọc hết một cuốn sách nếu đã quyết định lật nó ra, ông sẽ suy nghĩ kỹ trước khi đọc nó.

Đọc cho hết một cuốn sách không có nghĩa là bạn nên ép mình đọc một cuốn sách dở. Thay vào đó, hãy chọn cẩn thận và sau đó cam kết đọc hết cuốn sách. Ngay cả khi bạn thấy nó khó, mâu thuẫn.

Áp dụng như thế nào

Internet cho phép chúng ta truy cập vào thư viện của những bộ óc thông minh. Ví dụ: Obama đã tweet "những cuốn sách yêu thích năm 2019" và Bill thì đưa ra đề xuất sách mỗi năm một lần.

Bắt đầu một danh sách muốn đọc với mọi cuốn sách bạn định đọc. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng các ứng dụng danh sách như Google Keep, Wunderlist hoặc ToDoist hoặc tạo hồ sơ trên Goodreads.

Tôi thích sử dụng Goodreads khi nhìn thấy trang bìa và xếp hạng tổng thể của một cuốn sách. Trước khi đặt hàng số lượng lớn, tôi sẽ duyệt qua danh sách của mình để chọn những cuốn sách mình muốn đọc.

3. Đọc ít nhất một giờ / lần

Bill nói, để tâm trí của bạn tập trung vào một cuốn sách, bạn nên "chặn" một giờ mỗi lần bạn đọc. Ông nói:

"Nếu bạn đọc sách, bạn nên tập trung trong một giờ đồng hồ. Mỗi tối tôi đều đọc sách, tôi đọc hơn một giờ một chút để tôi khai thác được cuốn sách và cải thiện bản thân."

Mặc dù lời khuyên của Bill có thể áp dụng cho các tỷ phú đã nghỉ hưu, nhưng tôi khuyên bạn nên điều chỉnh quy tắc của ông ấy thành: "Đặt ra mục tiêu 1 ngày đọc 1 giờ cố định mà không có sự gián đoạn nào, còn lúc khác, bạn thích đọc giờ nào thì đọc".

Áp dụng như thế nào

Biến nó thành một nghi thức bắt buộc trước khi đi ngủ. Để làm được như vậy, hãy thay thế chiếc điện thoại thông minh của bạn bằng chiếc đồng hồ báo thức và lên giường sớm hơn một giờ.

Báo thức 9h tối mỗi ngày trên chiếc điện thoại yêu dấu của bạn, mục đích để nhắc bạn tắt tất cả các thiết bị kỹ thuật số của mình đi. Sau đó đặt thêm cái báo thức thứ 2 vào lúc 9:20 như là một cái deadline và bắt buộc bạn phải tuân thủ.

Nghi thức trước khi đi ngủ của tôi là đọc sách. Trên giường, tôi chỉ có thể ngủ hoặc đọc sách. Đó là cách tôi đọc một cuốn sách / tuần trong hai năm rồi. Bạn tắt thiết bị điện tử càng sớm, bạn càng đọc được nhiều.

Việc tuân theo các nguyên tắc của Bill không phức tạp, tốn thời gian hay mệt mỏi. Ngược lại những nguyên tắc này làm cho việc đọc trở nên thú vị và đáng giá.

Thay vì cảm thấy mệt mỏi với những ý tưởng bày bạn cách đọc sách. Bạn hãy thoải mái thay đổi cho phù hợp với nhịp điệu của bản thân. Cái nào tốt cho bản thân thì giữ lại, còn cái nào không phù hợp, bạn có thể tìm cách thay thế.

Hãy chọn một hoặc hai thói quen đọc sách mới cho đến khi bạn tìm thấy một khuôn mẫu thích hợp giúp bạn trên hành trình vươn tới sức khỏe, sự giàu có và trí tuệ.
CEO Nguyễn Tử Quảng giải thích các thuật ngữ của ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone, tiết lộ đã có 10 triệu lượt tải

CEO Nguyễn Tử Quảng giải thích các thuật ngữ của ứng dụng khẩu trang điện tử Bluezone, tiết lộ đã có 10 triệu lượt tải

tháng 8 08, 2020
Việt Nam có khoảng 75-80 triệu người trưởng thành đang dùng điện thoại di động, nếu khoảng 60% (tương đương 45-50 triệu người) cài đặt Bluezone thì phần mềm sẽ hiệu quả.


Để hỗ trợ cuộc chiến chống dịch Covid-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường, ứng dụng Bluezone đã được Cục Tin học hóa chủ trì và BKAV phối hợp phát triển.

Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth BLE năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy- BLE). Khi có một ca nhiễm bệnh, lịch sử tiếp xúc trong ứng dụng cho biết bạn đã từng tiếp xúc với người này hay chưa nếu cả hai đều dùng Bluezone. Vì vậy, càng nhiều người cài đặt Bluezone thì hiệu quả bảo vệ càng cao. 


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá Bluezone là phần mềm truy vết hiệu quả nhất. Phần mềm này kết hợp với phần mềm khai báo khác đang hoạt động ở Việt Nam sẽ trở thành hệ sinh thái với độ truy vết rất cao.

Ông Hùng cho biết Việt Nam có khoảng 75-80 triệu người trưởng thành đang dùng điện thoại di động, nếu khoảng 60% (tương đương 45-50 triệu người) cài đặt Bluezone thì phần mềm sẽ hiệu quả.

Theo thông tin từ ông Nguyễn Từ Quảng, CEO của BKAV - đơn vị trực tiếp phát triển ứng dụng, hiện đã có 10 triệu người cài đặt Bluezone. Đồng thời, do nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hoặc hiểu sai một số thuật ngữ trên giao diện, ông Quảng giải thích đơn giản như sau:

- “Bluezoner quanh bạn": Đây là số người cũng cài đặt Bluezone ở trong phạm vi vài mét xung quanh bạn.

- "Tổng lượt tiếp xúc": Cứ mỗi 15 phút thì mã số Bluezone của người dùng sẽ tự động thay đổi để đảm bảo tính riêng tư, do đó 2 người cùng cài Bluezone ở gần nhau trong 15 phút thì sẽ được tính là một lượt tiếp xúc.

Nếu không thấy cảnh báo nào thì người dùng có thể yên tâm rằng những người bạn tiếp xúc nêu trên không phải là người nhiễm COVID-19.

- "Lượt tiếp xúc gần": Số lượt tiếp xúc trong phạm vi dưới 2m với những người cũng cài đặt Bluezone khác.https://nudoanhnhanruby.com/dau-tu-bds-nhat-nam/


Trước lo ngại về việc thu thập dữ liệu người dùng, CEO BKAV khẳng định Bluezone đảm bảo tính riêng tư của người dùng bằng cách không ghi nhận danh tính, số điện thoại và vị trí của những người bạn đã từng tiếp xúc. Nó chỉ ghi nhận mã số của người tiếp xúc và mã này liên tục thay đổi mỗi 15 phút.

Bên cạnh đó, phải luôn bật bluetooth thì mới có tác dụng vì Bluezone sử dụng sóng bluetooth để đo khoảng cách tiếp xúc. Bluezone chỉ sử dụng khoảng 10% pin mỗi ngày.

Ứng dụng Bluezone có thể cài đặt trên iPhone, iPad và các máy dòng Android từ địa chỉ website: https://bluezone.gov.vn/

Bước 1: Vào kho ứng dụng CHPlay (Android) hoặc Appstore (iOS)

Bước 2: Gõ từ khóa "Bluezone" trong mục tìm kiếm.

Bước 3: Chọn ứng dụng Bluezone- Ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT) rồi cài đặt.

Bước 4: Mở ứng dụng và cho phép Bluezone truy cập một số quyền cần thiết.

Sau khi cài đặt, kiểm tra đảm bảo ứng dụng Bluezone đã hoạt động đúng, cần thỏa mãn 2 yêu cầu sau:

+ Mở ứng dụng Bluezone trên điện thoại của mình, bấm vào "Quét xung quanh", ở mục "Ở gần bạn" nhìn thấy Bluezone ID của người khác vừa được cài đặt.

+ Mở ứng dụng Bluezone đã được cài đặt trên máy người khác vừa cài đặt, bấm vào "Quét xung quanh", ở mục "Ở gần bạn" tìm thấy Bluezone ID của bạn (xem minh họa ở hình dưới).


Bạn nên vận động cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone cho ít nhất 3 người khác và chia sẻ ứng dụng với cộng đồng.
 Chân dung cổ phiếu hot nhất thế giới: Công ty vẫn đang lỗ nhưng giá đã tăng 880%, được gọi là Alibaba "phiên bản mini" nhưng cũng bị gọi là bong bóng công nghệ!

Chân dung cổ phiếu hot nhất thế giới: Công ty vẫn đang lỗ nhưng giá đã tăng 880%, được gọi là Alibaba "phiên bản mini" nhưng cũng bị gọi là bong bóng công nghệ!

tháng 8 06, 2020

Nhu cầu đối với các trò chơi trên thiết bị di động và nền mảng mua sắm trực tuyến mà Sea cung cấp đã gia tăng đột biến trong đại dịch.

So với những cổ phiếu nổi đình nổi đám như Tesla hay nhóm FAANG (Facebook, Apple, Amazon, Netflix, Google) hoặc thậm chí là những cổ phiếu mới nổi được nhóm "nhà đầu tư Robinhood" ưa chuộng, cổ phiếu kém nổi tiếng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, Sea Ltd. đã lặng lẽ trở thành cổ phiếu thuộc nhóm giá trị vốn hóa lớn hot nhất thế giới hiện nay. Sea còn làm dấy lên 1 cuộc tranh luận trên phố Wall về chuyện liệu công ty chuyên về game, thương mại điện tử và thanh toán có trụ sở tại Singapore sẽ là "người khổng lồ" internet thế hệ tiếp theo hay chỉ là 1 minh chứng về bong bóng công nghệ chắc chắn sẽ nổ tung.

Xem thêm: khởi nghiệp kinh doanh với 50 triệu đồng dành cho các Starup

Chí ít thì hiện nay những người đặt cược vào tương lai của Sea đang thắng thế. Niềm tin rằng dù hiện nay vẫn đang thua lỗ nhưng một ngày nào đó Sea sẽ trở thành "Tencent và Alibaba phiên bản Đông Nam Á" đã giúp cổ phiếu của tập đoàn (đang niêm yết tại New York) tăng hơn 880% trong 18 tháng qua. Đây là mức tăng cao nhất trên thế giới trong nhóm các công ty có giá trị vốn hóa từ 1 tỷ USD trở lên.

Các nhà bán khống từng đặt cược kỷ lục chống lại cổ phiếu Sea hồi tháng 6 đang rút vị thế nhanh chưa từng thấy.

Cổ phiếu Sea tăng trưởng vượt trội so với Tesla và nhóm FAANG trong 18 tháng qua. Nguồn: Bloomberg.

Forrest Li (42 tuổi), CEO tỷ phú của Sea, trong 1 video phỏng vấn mới đây cho biết anh đã cật lực làm việc tại văn phòng 7 ngày/tuần suốt từ tháng 4 đến nay để dẫn dắt công ty đi qua 2020 – năm có ý nghĩa quan trọng nhất đối với công ty kể từ khi thành lập.

Nhu cầu đối với các trò chơi trên thiết bị di động và nền mảng mua sắm trực tuyến mà Sea cung cấp đã gia tăng đột biến trong đại dịch, và công ty đang xin cấp phép thành lập ngân hàng số ở Singapore để đẩy nhanh quá trình thâm nhập vào mảng dịch vụ tài chính.

Li cũng đang tìm kiếm những thương vụ thâu tóm tiềm năng trong các lĩnh vực game, logistic và thương mại điện tử.

"Chúng tôi không muốn nghĩ quá nhiều về thành công hay chuyện chúng tôi đã làm thế nào để tiến được đến vị trí hiện tại", Li trả lời khi được hỏi về giá cổ phiếu Sea hiện nay. "Môi trường tốt hay xấu không quan trọng. Điều đó không thể thay đổi 1 công ty hay 1 cá nhân".

Kể cả đặt trong bối cảnh cổ phiếu công nghệ bùng nổ như hiện nay, con đường đi lên của Li vẫn rất đáng chú ý. Sinh ra ở thành phố cảng Thiên Tân (Trung Quốc), anh từng làm việc cho chi nhánh Trung Quốc của Motorola Solutions và Corning Inc trước khi đi học MBA ở đại học Stanford. Năm 2009, Li thành lập Sea và công ty lên sàn năm 2017 với sự hậu thuẫn của Tencent.


Trong năm đầu tiên sau khi niêm yết, cổ phiếu Sea liên tiếp tăng giá. Ban đầu, đà tăng đến từ thành công của Free Fire – game di động đầu tiên mà Sea tự làm ra đã thu hút được 80 triệu người dùng thường xuyên hàng ngày tại hơn 130 thị trường.

Tuy nhiên ngày nay mảng thương mại điện tử và dịch vụ tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với Sea. Shopee đã vượt mặt Lazada của Alibaba trong quý IV/2019 để trở thành ứng dụng thương mại điện tử đứng đầu Đông Nam Á. Shopee đóng góp hơn 40% doanh thu của công ty trong năm 2019, so với mức 2,3% trong năm 2017. Li cho biết SeaMoney, cung cấp mọi thứ từ ví điện tử đến các khoản vay vi mô, cũng có thể vươn đến tầm cỡ như vậy.

Hiện Tencent vẫn sở hữu khoảng 20% cổ phần ở Sea. Và cổ phiếu Sea hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Dynamic Power Global Growth Class, một trong những quỹ tương hỗ có lợi suất cao nhất thế giới trong thập kỷ vừa qua. Các cổ đông lớn khác bao gồm Tiger Global Management và Kora Management, quỹ đầu cơ tập trung vào thị trường mới nổi có trụ sở ở New York.

Kora bắt đầu đầu tư vào Sea từ đầu năm 2018 sau khi gặp mặt Li. Daniel Jacobs, đồng sáng lập của quỹ, nhận xét Sea giống như "Tencent phiên bản mini thực sự có tiềm năng để thành công vang dội, trở thành công ty mang tầm cỡ toàn cầu".

Sea đã trở thành công ty lớn nhất Đông Nam Á sau khi giá trị vốn hóa đạt 65 tỷ USD cách đây không lâu. Doanh thu của hãng tăng trưởng khá nhanh, tăng 163% lên 2,2 tỷ USD năm 2019.

Năm ngoái Sea lỗ ròng 1,46 tỷ USD. Tuy nhiên điều đó không làm Jacob bận tâm. "Họ suy nghĩ thấu đáo và rất thận trọng khi xây dựng doanh nghiệp. Chúng tôi tự tin rằng họ đang kiểm soát tốt".

Nhưng không phải ai cũng đồng ý như vậy.

Tháng trước, chuyên gia phân tích Sachin Mittal của ngân hàng DBS hạ mức khuyến nghị đối với cổ phiếu Sea xuống "nên bán", cho rằng luật thuế mới của Indonesia với các giao dịch xuyên biên giới và khả năng công ty phải đốt tiền để cạnh tranh trong mảng thanh toán điện tử là những yếu tố bất lợi. "Hiện nay đang có bong bóng công nghệ khổng lồ. Cổ phiếu Sea đang được định giá quá cao và chính là tấm gương phản ánh hiện trạng đó".

Những người hoài nghi về tương lai của Sea chỉ ra rằng tất cả các mảng kinh doanh chính của công ty đều phải đối mặt với những đối thủ nhiều tiền, từ Lazada đến Grab. Trong khi đó mảng game vẫn chỉ dựa vào 1 tựa game duy nhất.

Về phần mình, có vẻ như Li nhận thức rất rõ rằng trò chơi đã trở nên khó hơn trước. Gần như tất cả mọi người đêu gọi Sea là "sự kết hợp giữa Tencent và Alibaba", 2 trong số những tập đoàn công nghệ thành công nhất trong lịch sử châu Á. "Chúng tôi đã học được rất nhiều điều từ họ. Nhưng cuối cùng thì chúng tôi không phải là phiên bản mini của họ, mà sẽ là chính chúng tôi ", Li nói. - cty nhật nam
BVSC: Rủi ro Việt Nam bị Mỹ "để mắt" tới vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn

BVSC: Rủi ro Việt Nam bị Mỹ "để mắt" tới vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn

tháng 7 29, 2020
Việt Nam là 1 trong 10 nước có mặt trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ...

Ảnh minh hoạ

Như VnEconomy đã đưa tin trước đó, ngày 14/1, Bộ Tài chính Mỹ đã phát hành báo cáo "Kinh tế vĩ mô và chính sách tỷ giá hối đoái của các đối tác thương mại chính", trong đó Việt Nam là 1 trong 10 nước có mặt trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ. Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã có đánh giá nhanh về vấn đề này.

Cụ thể, theo BVSC, báo cáo trên là báo cáo mang tính bán niên, được Bộ Tài chính đệ trình lên Quốc hội Mỹ một năm hai lần.https://nudoanhnhanruby.com/dau-tu-bds-nhat-nam/

Trong báo cáo tháng 1/2020, Trung Quốc đã không còn bị Mỹ đánh giá là thao túng tiền tệ như động thái đưa ra hồi tháng 8/2019. Theo đánh giá của Bộ Tài chính Mỹ, trong quá trình đàm phán cho thỏa thuận thương mại bước 1, Trung Quốc đã có những cam kết không phá giá mạnh đồng CNY cũng như không sử dụng tỷ giá như một công cụ để đạt được lợi thế thương mại. Dựa trên cơ sở đó, Mỹ cũng không còn coi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ nhưng nước này vẫn sẽ ở trong danh sách theo dõi của Mỹ (Monitoring List).

Ngoài Trung Quốc, trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Mỹ còn có 8 quốc gia khác bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ireland, Singapore, Malasia, Việt Nam (đã ở trong danh sách theo dõi kể từ báo cáo vào 5/2019) và 1 quốc gia mới được thêm vào trong kỳ báo cáo lần này là Thụy Sỹ. 


Riêng đối với Việt Nam, xét theo đánh giá của Mỹ trong vòng 4 quý tính đến 6/2019, Việt Nam mới chỉ vi phạm tiêu chí đầu tiên là có thặng dư thương mại với Mỹ vượt 20 tỷ USD (con số thực tế là 47 tỷ USD). Còn thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam mới chỉ đạt 1,7% GDP trong khi mua ròng ngoại tệ cũng mới chỉ đạt 0,8% GDP (chưa vi phạm tiêu chí 2% GDP). 

Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ cũng đánh giá việc mua vào ngoại tệ của Việt Nam là có cơ sở hợp lý khi nhằm mục đích tăng dự trữ ngoại hối – vốn được đánh giá còn ở mức thấp. Ngoài ra, sự can thiệp của Ngân hàng nhà nước cũng mang tính hai chiều, có mua và có bán và việc bán ra USD là nhằm mục đích chống lại đà giảm giá của VND trong nửa cuối năm 2018. 

Tuy vậy, BVSC cho rằng, cần nhấn mạnh là các đánh giá trong báo cáo tháng 1 của Bộ Tài chính Mỹ dựa trên dữ liệu 4 quý tính đến 6/2019. Theo ước tính của BVSC, kể từ tháng 6/2019 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã mua được một lượng lớn ngoại tệ (ước tính hơn 10 tỷ USD) và đã vượt mốc 2% GDP. 

"Do đó, rủi ro Việt Nam bị chính quyền Trump "để mắt" tới vẫn chưa thể được loại bỏ hoàn toàn trong thời gian tới", nhóm nghiên cứu tại BVSC nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, sau báo cáo phát hành vào tháng 1/2020, báo cáo tiếp theo của Bộ Tài chính Mỹ nhiều khả năng sẽ chỉ được phát hành trong khoảng thời gian 6 tháng tới. Trong khoảng thời gian này, các số liệu sẽ còn tiếp tục thay đổi và cũng là cơ hội để phía Việt Nam tăng cường đối thoại với Mỹ nhằm giảm bớt rủi ro Việt Nam bị Mỹ dán mác thao túng tiền tệ.

Được biết, cũng trong ngày 14/1, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Bộ Tài chính Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, đồng thời tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. 
Sau Covid-19, nhà đầu tư FDI sẽ “nhắm” đến Việt Nam nhiều hơn

Sau Covid-19, nhà đầu tư FDI sẽ “nhắm” đến Việt Nam nhiều hơn

tháng 7 27, 2020
Với việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, Việt Nam được xem là điểm đến thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI sau đại dịch.

Nhiều cơ hội để “đón sóng” FDI

Đến thời điểm này, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19 và được cộng đồng Quốc tế đánh giá cao, nhờ đó, Việt Nam đã khởi động lại các hoạt động của nền kinh tế nhanh hơn nhiều nước trên thế giới. Đây là yếu tố để khẳng định, Việt Nam sẽ có cơ hội phục hồi kinh tế nhanh hơn và có nhiều cơ hội để đón nhận luồng vốn đầu tư đang dịch chuyển hiện nay.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với tình hình kiểm soát dịch bệnh đang rất khả quan như hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ “nhắm” đến Việt Nam nhiều hơn và giảm bớt đầu tư ở Trung Quốc.

Theo thống kê, trong 67% doanh nghiệp có ý định dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, 42% muốn chuyển sang Việt Nam với kế hoạch đầu tư vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai như: y tế, trí tuệ nhân tạo, robot, big data, fintech…

Việt Nam đang có nhiều cơ hội để "hút" vốn ngoại. (Ảnh minh họa)

Mới đây, Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) đã công bố danh sách 30 doanh nghiệp nước này được Chính phủ hỗ trợ chi phí để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào. Một nửa danh sách này là các công ty đăng ký dịch chuyển sang Việt Nam, gồm doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Phần lớn số công ty được trợ cấp để sang Việt Nam thuộc lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp sản xuất liên quan đến chất bán dẫn, linh kiện điện thoại, máy điều hoà hay module điện... Trong danh sách này, Tập đoàn Hoya sản xuất linh kiện ổ cứng dự kiến di dời hoạt động sản xuất Trung Quốc sang Việt Nam và Lào…

Bên cạnh đó, có nhiều thông tin, các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới lên kế hoạch dịch chuyển chuỗi sản xuất đến Việt Nam như LG đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về Hải Phòng.

Còn Nikkei thì cho hay, trong quý II/2020, Apple sẽ sản xuất 3 - 4 triệu chiếc tai nghe AirPods tại Việt Nam, tương đương gần 1/3 tổng sản lượng AirPods trên toàn thế giới. Foxconn - nhà cung ứng linh kiện cho Apple đã đặt nhà máy tại Bắc Giang. Panasonic Việt Nam cũng đang từng bước tiếp nhận để sản xuất tủ lạnh và máy giặt cửa đứng công suất lớn từ Thái Lan vào đầu tháng 9 tới.

Làm thế nào để “hút” nhiều hơn nguồn vốn ngoại?

Cơ hội để thu hút vốn FDI đã hiện hữu, tuy nhiên, làm sao để các doanh nghiệp Việt đón “làn sóng” này một cách hiệu quả thì không hề dễ, nhất là từ các ông lớn như Mỹ, châu Âu.

Theo ông Vũ Tú Thành – Phó Gám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, chuỗi cung ứng toàn cầu đang định hình lại sau đại dịch Covid-19, xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ cho thấy, các nhà đầu tư đang đa dạng hoá thị trường đầu tư. Tức đưa việc sản xuất ra các thị trường ngoài Trung Quốc. Xu hướng này đã bắt đầu 6 năm trước, khi thương chiến Mỹ - Trung bùng nổ xu hướng này trở lên mạnh mẽ hơn và càng mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bùng phát.https://nudoanhnhanruby.com/dau-tu-bds-nhat-nam/

Ông Thành cho biết, chi phí là yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi xem xét một thị trường mới cho đầu tư. Sau thương chiến Mỹ - Trung, yếu tố rủi ro được đưa vào là yếu tố xem xét bên cạnh chi phí. Còn sau Covid-19, thêm một yếu tố được xem xét đó là khả năng chống chịu với các cú sốc.



Cơ hội nhiều, nhưng để đón được làn sóng đầu tư ngoại thực sự hiệu quả thì vẫn là bài toán khó. (Ảnh minh họa)

Theo ông Thành, nếu đặt tất cả các yếu tố chi phí, rủi ro, khả năng chống chịu vào Trung Quốc thì không đáp ứng được, Việt Nam theo đó trở thành mảnh đất màu mỡ, tiềm năng cho các nhà đầu tư Mỹ.

“Trong năm 2019, kim ngạch hàng hoá Mỹ nhập khẩu từ các nước châu Á đạt giá trị 31 tỷ USD, trong đó, Việt Nam chiếm 46%. Điều này cho thấy, Việt Nam đang hưởng lợi từ dòng dịch chuyển, mở rộng đầu tư, đa dạng hoá ngoài Trung Quốc. “Việt Nam luôn đứng đầu trong 13 nước châu Á đón nhận dòng đầu tư từ Mỹ. Đây là một tin vui cho Việt Nam”, ông Vũ Tú Thành nhấn mạnh.

Với những cơ hội đó, Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng, Việt Nam đang lo lắng vì có quá nhiều người quan tâm. Yêu cầu đặt ra là làm sao đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư.

“Bởi lẽ, hiện, các doanh nghiệp Mỹ lo lắng về môi trường kinh doanh của Việt Nam, nhất là vấn đề ổn định chính sách, đặc biệt là chính sách về thuế, kinh tế số... còn sơ khai và chưa nhất quán, hay vấn đề điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Mỹ cũng lo ngại vấn đề hạ tầng bao gồm cả hạ tầng cứng và mềm”. Do đó, Việt Nam cần khắc phục những điểm nghẽn này để thực sự thu hút được dòng đầu tư chất lượng, ông Vũ Tú Thành chia sẻ.


TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, trong thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần giữ được 3 mục tiêu nhất quán và lâu dài. Thứ nhất là việc phát triển kinh tế xã hội đất nước hùng mạnh. Thứ hai là xây dựng nền kinh tế tự cường. Thứ ba là đảm bảo an ninh, xã hội, quốc phòng của đất nước và văn hóa dân tộc./.